9 loại thảo dược phổ biến nhất thế giới
Cập nhật lúc: 09:50 19/08/2020
Trong nhiều thế kỷ, các nền văn hóa trên thế giới đã dựa vào thuốc thảo dược truyền thống để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe.
Bất chấp những tiến bộ y học và công nghệ của thời kỳ hiện đại, nhu cầu toàn cầu về các phương thuốc thảo dược đang tăng nhanh. Trên thực tế, theo ước tính, ngành công nghiệp này thu về khoảng 60 tỷ đô la hàng năm.
Một số biện pháp chữa bệnh tự nhiên có thể có giá cả phải chăng và dễ tiếp cận hơn so với các loại thuốc thông thường và nhiều người thích sử dụng chúng vì chúng phù hợp với quan điểm chăm sóc sức khỏe cá nhân của họ.
Dưới đây là 9 loại thảo dược phổ biến nhất trên thế giới, bao gồm các lợi ích chính, công dụng và thông tin an toàn có liên quan.
Hoa cúc tím Echinacea
Hoa cúc tím Echinacea, hay coneflower, là một loại cây có hoa và thảo dược phổ biến.
Có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, hoa cúc tím được thổ dân Mỹ sử dụng từ lâu để điều trị nhiều loại bệnh như vết thương, bỏng, đau răng, đau họng và đau dạ dày.
Hầu hết các bộ phận của cây, bao gồm cả lá, cánh hoa và rễ, có thể được dùng làm thuốc - mặc dù nhiều người tin rằng rễ có tác dụng mạnh nhất.
Echinacea thường được dùng dưới dạng trà hoặc thực phẩm chức năng nhưng cũng có thể được sử dụng tức thời không cần qua chế biến.
Ngày nay, người ta dùng Echinacea trong điều trị hoặc ngăn ngừa chứng cảm lạnh thông thường, mặc dù căn cứ khoa học không nhiều.
Một khảo sát trên 4.000 người cho thấy 10-20% trong số họ giảm nguy cơ cảm lạnh khi dùng hoa cúc tím echinacea, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy nó điều trị khỏi cảm lạnh sau khi đã nhiễm bệnh.
Mặc dù không đủ dữ liệu để đánh giá tác dụng lâu dài của loại thảo dược này, nhưng việc sử dụng ngắn hạn thường được coi là an toàn. Một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau dạ dày và phát ban da đôi khi có thể xảy ra.
Nhân sâm
Nhân sâm là một cây thuốc có rễ thường được dùng để pha trà hoặc sấy khô làm bột.
Y học cổ truyền Trung Quốc dùng nhân sâm để giảm viêm, tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ hoạt động của não cũng như tăng năng lượng.
Nhân sâm có một số loại, nhưng có hai loại phổ biến nhất là các loại sâm châu Á Panax ginseng và sâm Mỹ Panax quinquefolius. Sâm Mỹ được cho là giúp an thần, trong khi sâm châu Á được cho là kích thích thần kinh hơn.
Mặc dù nhân sâm đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ, nhưng nghiên cứu hiện đại hỗ trợ hiệu quả của nó còn chưa nhiều.
Một số nghiên cứu thí nghiệm và trên động vật cho thấy các hợp chất độc đáo của nó, được gọi là ginsenosides, giúp bảo vệ thần kinh, chống ung thư, chống tiểu đường và các đặc tính hỗ trợ miễn dịch. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thử nghiệm lâm sang trên con người.
Sử dụng ngắn hạn được coi là tương đối an toàn, nhưng độ an toàn lâu dài của sâm vẫn chưa rõ ràng. Các tác dụng phụ tiềm ẩn bao gồm đau đầu, ngủ kém và các vấn đề về tiêu hóa.
Nhân sâm có sẵn tại hầu hết các cửa hàng chăm sóc sức khỏe, cũng như bán hàng trực tuyến.
Bạch quả
Ginkgo biloba, còn được gọi đơn giản là bạch quả, là một loại thuốc thảo dược có nguồn gốc từ cây tóc thần vệ nữ (Maidenhair).
Có nguồn gốc từ Trung Quốc, bạch quả xuất hiện trong y học cổ truyền Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay và vẫn là một loại thực phẩm chức năng bán chạy nhất cho tới giờ. Nó chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh.
Hạt và lá của cây bạch quả thường được sử dụng để pha trà và rượu, nhưng hầu hết các ứng dụng hiện đại đều sử dụng chiết xuất từ lá.
Một số người cũng thích ăn trái cây tươi và hạt nướng. Tuy nhiên, hạt có độc tính nhẹ và chỉ nên ăn với số lượng nhỏ.
Ginkgo được cho là điều trị một loạt các bệnh gồm bệnh tim, mất trí nhớ, rối loạn tinh thần, rối loạn chức năng tình dục. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa chứng minh được nó có hiệu quả đối với bất kỳ loại bệnh nào trong số các bệnh vừa nêu.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng bạch quả bao gồm đau đầu, tim đập nhanh, các vấn đề về tiêu hóa, kích ứng da và tăng nguy cơ chảy máu.
Bạn có thể mua bạch quả trực tuyến hoặc tại các cửa hàng thực phẩm chức năng.
Cây cơm cháy Elderberry
Elderberry là một loại thảo dược cổ xưa thường được làm từ trái cây nấu chín của cây Sambucus nigra. Thảo dược này lđược sử dụng để giảm đau đầu, đau dây thần kinh, đau răng, cảm lạnh, nhiễm virus và táo bón.
Ngày nay, nó chủ yếu được bán trên thị trường để điều trị các triệu chứng liên quan đến cúm và cảm lạnh thông thường.
Elderberry có sẵn dưới dạng xi-rô hoặc viên ngậm, mặc dù không có liều lượng tiêu chuẩn. Một số người thích tự làm xi-rô hoặc trà bằng cách nấu cây cơm cháy với các thành phần khác, chẳng hạn như mật ong và gừng.
Các nghiên cứu thí nghiệm chứng minh rằng các hợp chất thực vật của nó có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng vi-rút, nhưng nghiên cứu trên con người còn thiếu.
Mặc dù một số nghiên cứu nhỏ ở người chỉ ra rằng Eldberry rút ngắn thời gian nhiễm cúm, nhưng cần các nghiên cứu lớn hơn để xác định xem liệu nó có hiệu quả hơn các liệu pháp chống virus thông thường hay không.
Sử dụng Elderberry trong ngắn hạn được coi là an toàn, nhưng trái cây chưa chín hoặc chưa chế biến có chứa độc tố và có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
Bạn có thể mua loại thảo dược trong một cửa hàng chăm sóc sức khỏe, hoặc mua trực tuyến.
Cây ban Âu (St. John’s wort)
St. John’s wort (SJW) là một loại thuốc thảo dược có nguồn gốc từ loài Hypericum perforatum trong Họ Ban. Những bông hoa nhỏ, màu vàng của nó thường được sử dụng để pha trà, làm viên nang hoặc chiết xuất.
Loại thảo dược này được sử dụng từ thời Hy Lạp cổ đại, và SJW vẫn thường xuyên được các chuyên gia y tế ở các vùng thuộc Châu Âu kê đơn sử dụng.
Trong lịch sử, nó dùng để hỗ trợ chữa lành vết thương và giảm bớt chứng mất ngủ, trầm cảm và các bệnh về thận và phổi khác nhau. Ngày nay, nó thường được kê để điều trị trầm cảm từ mức độ nhẹ đến trung bình.
Nhiều nghiên cứu lưu ý rằng sử dụng SJW trong thời gian ngắn cũng hiệu quả như một số thuốc chống trầm cảm thông thường. Tuy nhiên, chưa đủ nghiên cứu về mức độ an toàn hoặc hiệu quả lâu dài đối với những người trầm cảm nặng hoặc có ý nghĩ tự tử.
Tác dụng phụ của SJW khá ít, cụ thể như gây ra phản ứng dị ứng, chóng mặt, nhầm lẫn, khô miệng và tăng độ nhạy sáng.
Nó cũng được thêm vào trong thành phần của nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm, ngừa thai, làm loãng máu, một số loại thuốc giảm đau và một số loại phương pháp điều trị ung thư.
Tương tác thuốc đặc biệt có thể gây tử vong, vì vậy nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc theo toa nào, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng SJW.
Nếu bạn quyết định dùng thử, SJW có sẵn trên mạng và ở nhiều cửa hàng chăm sóc sức khỏe.
Củ nghệ
Củ nghệ (Curcuma longa) là một loại thảo mộc thuộc họ gừng.
Đã được sử dụng trong hàng ngàn năm trong nấu ăn và y học, gần đây nó đã thu hút được sự chú ý nhờ các đặc tính chống viêm mạnh mẽ.
Curcumin là hoạt chất dược lý chính trong củ nghệ. Nó có thể điều trị một loạt các chứng bệnh gồm viêm mãn tính, đau, hội chứng chuyển hóa và lo lắng.
Đặc biệt, nhiều nghiên cứu tiết lộ rằng liều curcumin có hiệu quả trong việc giảm đau viêm khớp giống tác dụng của một số loại thuốc chống viêm thông thường, chẳng hạn như ibuprofen.
Cả hai hoạt chất dược lý trong nghệ và curcumin đều được coi là an toàn, nhưng sử dụng liều cao có thể dẫn đến tiêu chảy, đau đầu hoặc kích ứng da.
Bạn cũng có thể sử dụng bột nghệ tươi hoặc khô trong các món ăn như cà ri, mặc dù lượng bạn thường ăn trong thực phẩm có thể không có tác dụng chữa bệnh đáng kể.
Thay vào đó, hãy xem xét mua thực phẩm chức năng này trên mạng.
Gừng
Gừng là một thực phẩm và thảo dược thông dụng. Bạn có thể ăn nó tươi hoặc khô, mặc dù các dạng dược liệu chính của nó là dưới dạng trà hoặc viên nang.
Công dụng phổ biến hiện nay là để giảm buồn nôn liên quan đến mang thai, hóa trị và các hoạt động điều trị y tế.
Hơn nữa, nghiên cứu thí nghiệm và trên động vật cho thấy những lợi ích tiềm năng để điều trị và ngăn ngừa các bệnh như bệnh tim và ung thư, mặc dù bằng chứng còn nhiều kết quả trái ngược.
Một số nghiên cứu nhỏ ở người đề xuất rằng loại thảo dược này có thể làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, và đã được chứng minh là hiệu quả hơn bất kỳ liệu pháp thông thường nào khác.
Gừng rất dễ được hấp thụ. Tác dụng phụ của gừng rất hiếm, nhưng liều lượng lớn có thể gây ra ợ nóng hoặc tiêu chảy nhẹ.
Bạn có thể tìm thấy gừng tại siêu thị địa phương và trên mạng.
Nữ lang Valerian
Cây nữ lang Valerian là một loại cây có hoa được dùng để trấn an và mang lại cảm giác bình tĩnh.
Việc sử dụng nó có thể có từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, với mục đích làm giảm sự bồn chồn, run rẩy, đau đầu và tim đập nhanh. Ngày nay, nó thường được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ và lo lắng.
Tuy nhiên, bằng chứng ủng hộ những sử dụng này chưa đủ lớn.
Một đánh giá cho thấy valerian có hiệu quả gây buồn ngủ, nhưng nhiều kết quả nghiên cứu là dựa trên các báo cáo chủ quan từ những người tham gia.
Valerian tương đối an toàn, mặc dù nó có thể gây ra tác dụng phụ nhẹ như đau đầu và các vấn đề tiêu hóa. Bạn không nên dùng nếu sử dụng bất kỳ loại thuốc an thần nào khác do nguy cơ ảnh hưởng tương tác có thể tạo ra phản ứng gây khó chịu và buồn ngủ quá mức).
Loại thảo dược này có thể được bán trên mạng, cũng như các cửa hàng chăm sóc sức khỏe khác.
Hoa cam cúc Chamomile
Chamomile là một loài thực vật có hoa cũng là một trong những loại thuốc thảo dược phổ biến nhất trên thế giới.
Những bông hoa thường được sử dụng để pha trà, lá cây có thể được sấy khô và được sử dụng để pha trà, chiết xuất dược liệu.
Trong hàng ngàn năm, hoa cam cúc đã được sử dụng như một phương thuốc để chữa buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày, nhiễm trùng đường tiết niệu, làm lành vết thương và chữa nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Thảo dược này chứa hơn 100 thành phần hoạt tính dược lý, nhiều thành phần trong số đó được cho là mang lại nhiều lợi ích.
Một số nghiên cứu thí nghiệm và động vật đã chứng minh tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa, mặc dù chưa có đủ nghiên cứu trên người.
Tuy nhiên, một vài nghiên cứu nhỏ ở người cho thấy hoa cam cúc giúp điều trị tiêu chảy, rối loạn cảm xúc cũng như chuột rút liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), đau và viêm liên quan đến viêm xương khớp.
Hầu hết mọi người đều có thể sử dụng Chamomile một cách an toàn nhưng một số người có thể bị phản ứng dị ứng - đặc biệt là nếu bị dị ứng với các loại cây tương tự, chẳng hạn như hoa cúc, cỏ phấn hương hoặc cúc vạn thọ.
Thận trọng khi sử dụng thuốc thảo dược
Nếu bạn đang cân nhắc việc sử dụng thảo dược, thì tốt nhất là nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để đảm bảo liều lượng thích hợp, hiểu tác dụng phụ tiềm ẩn và xem xét các phản ứng với các loại thuốc khác.
Sự an toàn
Bởi vì các loại thuốc thảo dược có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên, nhiều người thường cho rằng chúng vốn đã an toàn - nhưng điều này không hẳn vậy.
Giống như các loại thuốc thông thường, các chất hoạt chất trong thảo dược có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng.
Chẳng hạn, quả cơm cháy chưa chín có thể có độc, St. John Wort có thể tương tác nguy hiểm với thuốc chống trầm cảm, và rễ valerian có thể tương tác với thuốc an thần.
Ngoài ra, nhiều loại thuốc thảo dược chưa được nghiên cứu đủ nghiêm ngặt để xác minh sự an toàn của chúng đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Do đó, nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bạn nên nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi dùng bất kỳ loại thuốc thảo dược nào để đảm bảo kết quả tốt nhất cho bản thân và em bé.
Đảm bảo chất lượng
Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét là thuốc thảo dược không được quy định chặt chẽ như các loại thuốc khác.
Ở một số quốc gia, chẳng hạn như Hoa Kỳ, các nhà sản xuất thảo dược không phải cung cấp bằng chứng về hiệu quả hoặc độ tinh khiết trước khi tiếp thị sản phẩm. Như vậy, một số chất bổ sung có thể liệt kê các thành phần không đúng hoặc thậm chí có chứa các hợp chất không được nêu trên nhãn.
Do đó, bạn nên chọn các thương hiệu đã được kiểm tra chất lượng bởi một tổ chức bên thứ ba, chẳng hạn như Hoa Kỳ Pharmacopeia hoặc NSF International.
Điểm mấu chốt
Nhiều người trên thế giới dựa vào thuốc thảo dược để điều trị các bệnh lý. Vô số loại thảo dược đang tồn tại, nhưng một số loại phổ biến nhất bao gồm bạch quả gingko, nhân sâm, gừng, nghệ và hoa cúc.
Mặc dù các ứng dụng của họ có xu hướng rất rộng, nhiều lợi ích được cho là của họ thiếu bằng chứng khoa học mạnh mẽ.
Hãy nhớ rằng, giống như các loại thuốc thông thường, các phương thuốc thảo dược có thể tương tác với các loại thuốc khác. Vì vậy, bạn nên tham khảo với chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược mới nào.
Bạn đang đọc bài viết 9 loại thảo dược phổ biến nhất thế giới tại chuyên mục Cây thuốc - Vị thuốc của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư baonongnghiepdientu@gmail.com hoặc số điện thoại, Viber: 0369024447.
Dương Châu
(Theo healthline)